Trong khi nằm trong bụng mẹ thì thai nhi khá là an toàn nhưng một số thay đổi bên ngoài cơ thể mẹ vô tình làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cho bé, người mẹ cần tránh tiếng ồn, nóng, căng thẳng stress và những lo lắng mệt mỏi trước khi sinh.
Tháng đầu trứng thụ tinh: thai nhi sợ nóng
Trong tháng đầu mẹ bầu cần chú ý đến nhiệt độ quá cao vì sẽ ảnh hưởng đến trứng khi thụ tinh sẽ liên quan đến các bộ phận như tim, phổi, thận… bắt đầu hình thành vì vậy các mẹ bầu hãy đặc biệt tránh xa nơi có nhiệt độ cao như tắm nước nóng,xông hơi và tránh bị sốt cao để giảm nguy cơ mắc các bệnh cho thai nhi.
Tháng thứ 2: Sợ các loại thuốc
Ở tháng thứ 2 phôi thai tiếp tục phát triển trở thành thai nhi, mẹ bầu bắt đầu có cảm giác mệt mỏi toàn thân không thoải mái và kén ăn. Chính vì vậy mẹ bầu đừng nên uống các loại thuốc kháng sinh giảm đau hoặc các loại thuốc khác vì các loại thuốc này sẽ tăng nguy cơ bé chào đời bị bệnh bẩm sinh đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch
Tháng thứ 3: Sợ thuốc lá và rượu bia
Tháng thứ 3 này thai nhi đã có nhịp tim và bắt đầu phát triển nhanh. Rất nhiều mẹ bầu có phản ứng nôn ọe nặng trong 3 tháng đầu vì thai nghén, vì thế lúc này nên tránh rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chứ nhiều dầu mỡ hay lượng đường cao và ăn thực phẩm tốt cho thai kỳ.
Rượu nhiều làm thai nhi phát triển chậm, thần kinh bất thường, dị dạng, tổn thương trí tuệ, trí não tổn thương. Hút thuốc làm cho trọng lượng thai nhi bị thiếu so với tiêu chuẩn và có thể sinh non. Vì vậy thuốc lá và rượu là 2 điều cần tránh của thai nhi, các bà bầu nhất định không được đụng vào và cố gắng tránh xa khói thuốc lá.
Tháng thứ 4: Âm thanh quá ồn ào
Đến tháng thứ 4, thai nhi có thể nghe được nhịp tim âm thanh bên ngoài và nhịp tim của mẹ, có thể cho mẹ nghe những bản nhạc giao hưởng nhẹ nhàng và đặc biệt tránh tiếp xúc với môi trường ồn ào, nơi đông đúc, công trường thi công trong thời gian dài.
Tháng thứ 5: Đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ
Đến tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có những cử động và phát triển lông. Bà bầu nên tăng khoảng 200 đến 300 calo trong các bữa ăn. An uống thiếu chất có thể làm thai nhi hấp thụ thiếu chất dinh dưỡng, gây cản trở cho sự phát triển và trí lực tổn thương cho bé
Tháng thứ 6: Sợ tia bức xạ
Đến tháng này, đặc điểm trên khuôn mặt của trẻ đã cơ bản hình thành, bé còn có thể đưa ra phản ứng với những âm thanh lớn bên ngoài, bụng của bà bầu đã hiện to rõ rệt như bé có thể đạp bụng mẹ bầu
Lúc này, mẹ bầu hãy cẩn thận với các tia bức xạ, ví dụ chụp X- quang, màn hình máy tính… có thể làm mẹ bầu sẩy thai hoặc thai nhi dị tật, trí não phát triển chậm.
Tháng thứ 7: Mẹ bầu tránh căng thẳng
Tháng thứ 7, thai nhi đã có thể mở mắt trong một quãng thời gian ngắn, hoặc cũng có thể hoạt bát, thường xuyên cử động tay chân. Thời điểm này thai nhi sợ nhất là mẹ bị căng thẳng
Nếu mẹ bầu bị áp lực quá lớn hoặc căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì vậy, bà bầu hãy cố gắng nghỉ ngơi vàthư giãn, giữ tâm trạng thoải mái, tránh mọi tổn hại nào cho thai nhi.
Tháng thứ 8: Mẹ bầu mệt mỏi khiến con mệt
Đến tháng này, bộ não của bé nhanh chóng phát triển, đa phần các bộ phận trong cơ thể đã phát triển gần hết, sẽ thấy rõ ở bụng mẹ bầu, cơ thể tăng cân, hoạt động đi lại khó khăn, có lúc còn sưng phù chân và huyết áp tăng cao.
Tháng thứ 9: Mẹ lo lắng thai nhi sợ
Tháng cuối cùng này mẹ bầu nào chắc hẳn cũng lo lắng hay căng thẳng
Nên mẹ hãy nghỉ ngơi đầy đủ, thư giản cho cơ thể để chuẩn bị đón con chào đời
Hãy cảm nhận những thời khắc có ý nghĩa, tốt đẹp sau cùng trong cơ thể mẹ, vì vậy các mẹ hãy không được lo lắng.
Vì vậy trong thời kỳ các mẹ mang thai hãy tập thói quen kiên nhẫn. Sau khi trải qua hơn 9 tháng mang thai, mẹ bầu không nên lo lắng, nôn nóng trong việc sinh sớm hay sinh muộn mà nên an tâm chờ đợi “mẹ tròn con vuông”
Bài viết liên quan:
CÁCH VỆ SINH RỐN CHO TRẺ SƠ SINH VÀO MÙA ĐÔNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ
NHỮNG BÀI TẬP TỐT HƠN CHO MẸ BẦU TRƯỚC KHI SINH
KHI TRONG BỤNG MẸ THAI NHI SỢ NHẤT ĐIỀU GÌ ?
ĐÁNH BAY NỖI SỢ VIÊM TUYẾN SỮA SAU SINH BẰNG NGUYÊN LIỆU DÂN GIAN
MẸ BẦU SAU SINH MỔ VÀ DINH DƯỠNG SỮA VỀ ĐỦ CHẤT
THỜI GIAN TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH
CÁCH VỆ SINH RỐN TRÁNH NHIỄM TRÙNG CHO TRẺ SƠ SINH